Bitcoin đang phát ra những tín hiệu sớm của một đợt tăng giá mạnh, nhưng biểu đồ lại chưa thu hút nhiều sự chú ý. Cụ thể, dữ liệu on-chain cho thấy mô hình tạo nhu cầu tương tự như các giai đoạn tích lũy từng xuất hiện sau thảm họa sụp đổ của Terra/LUNA và FTX — hai thời điểm được xem là đáy chu kỳ lớn của thị trường.
Nhà nghiên cứu Bitcoin, Axel Adler Jr., cho biết đường trung bình động 30 ngày của dòng vốn vào stablecoin hiện đã rơi vào vùng âm, hình thành các “vùng xanh” giống như từng xuất hiện vào năm 2022. Hay nói cách khác, nhà đầu tư chưa sẵn sàng bán ra và đang báo hiệu sự trở lại của lực cầu thực sự trong bối cảnh biến động giá bị dồn nén. Adler nhận định:
“Nếu dòng vốn tiếp tục duy trì hoặc vượt qua mức đã thấy sau sự kiện LUNA và FTX, thì đây sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy bệ phóng của đợt tăng giá Bitcoin tiếp theo”.
Sự khác biệt về thanh khoản giữa dòng tiền vào Bitcoin và stablecoin | Nguồn: Axel Adler Jr.## Hoạt động mạng Bitcoin cho thấy HODL đang chiếm ưu thế
Hiện tại, giá BTC vẫn đang giữ vững trên mốc 100.000 đô la, nhưng chỉ báo SMA 30 ngày của UTXO mới — đại diện cho hoạt động mạng mới — vẫn dao động quanh mức 570.000. Con số này thấp hơn khoảng 40% so với giai đoạn BTC giao dịch trong khoảng 60.000–70.000 đô la và còn xa ngưỡng 850.000–1 triệu từng hỗ trợ đợt bull run hồi đầu năm 2024.
Sự chênh lệch này chứng tỏ holder dài hạn đang giữ chặt coin thay vì dịch chuyển, tạo ra kịch bản khan hiếm nguồn cung — nơi giá có thể tăng vọt nếu nhu cầu mới xuất hiện. Nếu chỉ báo UTXO mới vượt mốc 700.000, điều đó sẽ cho thấy dòng người mới đang bắt đầu tham gia thị trường. Còn nếu vượt qua 850.000, đây có thể là tín hiệu xác nhận chu kỳ tăng giá toàn diện do cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức dẫn dắt.
UTXO mới của Bitcoin | Nguồn: Axel Adler Jr.Chỉ báo Exchange Flow Multiple củng cố kịch bản tăng giá này khi theo dõi dòng vốn chảy vào BTC ngắn hạn so với dài hạn đang giảm xuống vùng mà trong lịch sử từng đánh dấu giai đoạn cạn kiệt lực bán — nơi thanh khoản phía bán giảm mạnh và thường kích hoạt đà tăng giá.
Trong khi đó, cá voi dường như đang bắt đầu hành động. Các giao dịch lớn hiện chiếm tới 96% tổng dòng tiền trên sàn giao dịch — một mức từng được liên kết với những đợt mở rộng giá mạnh trong quá khứ. Các tổ chức lớn này có thể đang điều phối lại lượng coin để phân phối chiến lược, thường trùng với những thời điểm giá tăng đột biến.
Rủi ro từ mất cân bằng cung–cầu củaBitcoinvẫn tồn tại
Bất chấp các tín hiệu cấu trúc mang tính tăng giá, rủi ro ngắn hạn vẫn còn. Chỉ báo Apparent Demand (nhu cầu rõ ràng) trong 30 ngày đã quay về mức âm lần đầu tiên trong hai tháng, cho thấy nhu cầu từ người mua mới chưa đủ mạnh để hấp thụ áp lực bán từ thợ đào và một số holder dài hạn (LTH). Sự mất cân bằng này làm gia tăng nguy cơ xảy ra điều chỉnh giá trong ngắn hạn.
Apparent Demand của Bitcoin | Nguồn: CryptoQuantTrong môi trường được đặc trưng bởi HODL , sự kiệt sức của người bán và hoạt động cá voi ban đầu, động thái tiếp theo của Bitcoin phụ thuộc vào việc nhu cầu mới có thể vượt qua được lực bán còn lại hay không. Một đợt điều chỉnh ngắn hạn có thể diễn ra trước xu hướng tăng rộng hơn nếu động lực dừng lại gần mức kháng cự chính là 110.000 đô la.
This page may contain third-party content, which is provided for information purposes only (not representations/warranties) and should not be considered as an endorsement of its views by Gate, nor as financial or professional advice. See Disclaimer for details.
Bitcoin bước vào giai đoạn tạo nhu cầu: Đỉnh giá mới sắp đến?
Bitcoin đang phát ra những tín hiệu sớm của một đợt tăng giá mạnh, nhưng biểu đồ lại chưa thu hút nhiều sự chú ý. Cụ thể, dữ liệu on-chain cho thấy mô hình tạo nhu cầu tương tự như các giai đoạn tích lũy từng xuất hiện sau thảm họa sụp đổ của Terra/LUNA và FTX — hai thời điểm được xem là đáy chu kỳ lớn của thị trường.
Nhà nghiên cứu Bitcoin, Axel Adler Jr., cho biết đường trung bình động 30 ngày của dòng vốn vào stablecoin hiện đã rơi vào vùng âm, hình thành các “vùng xanh” giống như từng xuất hiện vào năm 2022. Hay nói cách khác, nhà đầu tư chưa sẵn sàng bán ra và đang báo hiệu sự trở lại của lực cầu thực sự trong bối cảnh biến động giá bị dồn nén. Adler nhận định:
“Nếu dòng vốn tiếp tục duy trì hoặc vượt qua mức đã thấy sau sự kiện LUNA và FTX, thì đây sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy bệ phóng của đợt tăng giá Bitcoin tiếp theo”.
Hiện tại, giá BTC vẫn đang giữ vững trên mốc 100.000 đô la, nhưng chỉ báo SMA 30 ngày của UTXO mới — đại diện cho hoạt động mạng mới — vẫn dao động quanh mức 570.000. Con số này thấp hơn khoảng 40% so với giai đoạn BTC giao dịch trong khoảng 60.000–70.000 đô la và còn xa ngưỡng 850.000–1 triệu từng hỗ trợ đợt bull run hồi đầu năm 2024.
Sự chênh lệch này chứng tỏ holder dài hạn đang giữ chặt coin thay vì dịch chuyển, tạo ra kịch bản khan hiếm nguồn cung — nơi giá có thể tăng vọt nếu nhu cầu mới xuất hiện. Nếu chỉ báo UTXO mới vượt mốc 700.000, điều đó sẽ cho thấy dòng người mới đang bắt đầu tham gia thị trường. Còn nếu vượt qua 850.000, đây có thể là tín hiệu xác nhận chu kỳ tăng giá toàn diện do cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức dẫn dắt.
Trong khi đó, cá voi dường như đang bắt đầu hành động. Các giao dịch lớn hiện chiếm tới 96% tổng dòng tiền trên sàn giao dịch — một mức từng được liên kết với những đợt mở rộng giá mạnh trong quá khứ. Các tổ chức lớn này có thể đang điều phối lại lượng coin để phân phối chiến lược, thường trùng với những thời điểm giá tăng đột biến.
Rủi ro từ mất cân bằng cung–cầu của Bitcoin vẫn tồn tại
Bất chấp các tín hiệu cấu trúc mang tính tăng giá, rủi ro ngắn hạn vẫn còn. Chỉ báo Apparent Demand (nhu cầu rõ ràng) trong 30 ngày đã quay về mức âm lần đầu tiên trong hai tháng, cho thấy nhu cầu từ người mua mới chưa đủ mạnh để hấp thụ áp lực bán từ thợ đào và một số holder dài hạn (LTH). Sự mất cân bằng này làm gia tăng nguy cơ xảy ra điều chỉnh giá trong ngắn hạn.
Đình Đình